13
13

MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ LÁI XE CẦN BIẾT

Luật Giao thông đường bộ 2008 gồm 8 chương, 89 điều được xem là luật “xương sống” làm căn cứ quy định và điều chỉnh các quy tắc giao thông đường bộ, các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ… Trong đó, bao gồm những quy định cụ thể về vận hành - điều khiển xe ô tô và những phương tiện tương tự xe ô tô. Cụ thể:

 

Quy định về đèn vàng

Tại khoản 3 điều 10, đèn giao thông được quy định gồm đèn xanh, đèn đỏ và đèn vàng. Trong đó, đèn xanh được phép đi, đèn đỏ cấm đi; với đèn vàng, tài xế phải cho xe dừng lại trước vạch dừng (hoặc dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi), trừ trường hợp xe đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp – trường hợp có tín hiệu đèn vàng nhấp nháy (được áp dụng vào những khung giờ hoặc địa điểm có ít xe cộ đi lại, nơi không nhất thiết phải dừng xe…) thì có thể đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho xe ưu tiên, người đi bộ qua đường.

Lái xe vượt đèn vàng sẽ bị xử lý vi phạm tương tự như vượt đèn đỏ theo lỗi “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông” và bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng đối với xe ô tô và các phương tiện tương tự xe ô tô.

Vượt xe phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn

Tại điều 14, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng còi hoặc đèn cho xe khác biết – vượt trong đô thị và khu đông dân cư từ 22h-5h sáng hôm sau thì chỉ được báo hiệu bằng đèn. Ngoài ra, lái xe cần lưu ý rằng, khi vượt, xe phải vượt về phía bên trái, trừ trường hợp xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái, xe điện đang chạy giữa đường, xe chuyên dùng đang làm việc trên đường khiến xe không thể vượt bên trái được. 

7 nơi không được lùi xe

Điều 16 quy định 7 địa điểm sau đây không được lùi xe, đó là: ở khu vực cấm dừng – trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường – nơi đường bộ giao nhau – nơi đường bộ giao với đường sắt – nơi tầm nhìn bị che khuất – trong hầm đường bộ - trên đường cao tốc

Dừng, đỗ xe cách lề đường phố không quá 0,25m

Tại điều 19 quy định, phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

5 vị trí không được dừng, đỗ xe

Cũng tại điều 19 quy định không được dừng, đỗ xe trên đường xe điện; trên miệng cống thoát nước; miệng hầm của đường điện thoại; điện cao thế; chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Nhường đường cho xe ưu tiên

Tại điều 22 nêu rõ các loại xe ưu tiên và quy định thứ tự ưu tiên đi trước tương ứng. Cụ thể, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước tất cả các xe khác, sau đó thứ tự ưu tiên lần lượt sẽ là xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm cụ khẩn cấp – xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu – xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai – đoàn xe tang.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên xin nhường đường, lái xe phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải đường nhường đường cho xe đó thuận lợi và nhanh chóng đi qua.

Nhận diện hiệu lệnh người điều khiển giao thông

Tại khoản 2 điều 10 lý giải những hiệu lệnh cơ bản thường gặp của người điều khiển giao thông. Đó là:

- Tay giơ thẳng đứng: báo hiệu cho người tham gia giao thông (NTGGT) ở các hướng dừng lại

- Hai tay hoặc một tay dang ngang: báo hiệu cho NTGGT ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại – NTGGT ở bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được phép đi

- Tay phải giơ về phía trước: báo hiệu cho NTGGT ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại – NTGGT ở phía trước người điều khiển giao thông được rẻ phải – NTGGT ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng…

Nhận diện biển báo hiệu đường bộ

Có 6 nhóm biển báo hiệu đường bộ hay biển báo giao thông, mỗi nhóm như thế sẽ tương ứng với 1 quy định khi tham gia giao thông. Đó là:

- Biển báo cấm: biểu thị các điều cấm

- Biển báo nguy hiểm: cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

- Biển hiệu lệnh: báo các hiệu lệnh phải thi hành

- Biển chỉ dẫn: chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều cần biết

- Biển phụ: thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn.

- Vạch kẻ đường: dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu, đèn tín hiệu.

Đi đúng tốc độ cho phép

Tại khoản 1 điều 12 quy định người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Cụ thể:

- Trong khu đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép là 60km/h nếu là đường đôi và 50km/h nếu là đường 2 chiều không có dải phân cách, đường 1 chiều có 1 làn

- Ngoài khu đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép là 90km/h nếu là ô tô con, ô tô đến 30 chỗ - 80km/h nếu là ô tô trên 30 chỗ với đường đôi, đường 2 chiều không có dải phân cách giữa – 70km/h nếu là đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới

Giữ khoảng cách an toàn với xe chạy đằng trước

Luật Giao thông yêu cầu lái xe phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Cụ thể:

- Khi mặt đường khô ráo, nếu tốc độ chạy xe dưới 60km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m – 80km/h thì cách 55m – 100km/h thì cách 70m – 120km/h thì cách 100m.

- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường đèo núi quanh co, có dốc thì lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn theo biển báo trên đường.

Nắm - hiểu rõ và tuân thủ theo Luật giúp lái xe lái xe an toàn, đúng luật và không bị mất “tiền oan” vì nhữ

Hanopaco - Thành lập từ năm 2003, có trụ sở nhà máy tại KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội chuyên sản xuất, in ấn sản phẩm là vỏ hộp, bao bì trên chất liệu giấy.
Liên hệ: 024 37633552 Máy lẻ 106, 108. 0908248666
Web: http://hanopaco.com.vn/
Mail: info.hanopaco@gmail.com

CHAT VỚI CHÚNG TÔI